Unicode trong SCORM và các vấn đề khác

Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Vu Hung -
Số lượng các câu trả lời: 34
Các bạn xem đây là hình ảnh gói SCORM của Khánh trong Moodle 1.6, sẽ phát hành trong thời gian ngắn nữa. Nêu muốn các bạn có thể tải về thử. Chúng ta nhìn ảnh minh họa dưới đây. Vấn đề chỉ còn là xuất ra gói SCORM nữa thôi và hỗ trợ hoàn toàn SCORM 2004 tongueout.
File đính kém moodle16SCORM.JPG
Để phản hồi tới Vu Hung

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -
Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -
Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -

Anh chị nào muốn thử lại với MOODLE 1.6 và ILIAS hay tất cả các phần mềm khác bằng SCORM Test của ADL <đây mới là chuẩn này> xin mời download tại địa chỉ:

http://elearningdialy.dyndns.org/scorm12/LMSTestCourse01.zip

http://elearningdialy.dyndns.org/scorm12/LMSTestCourse02.zip

Đây mới chỉ là Test 1.2 thôi, chưa phải 2004.

Vậy nên điều em muốn nói đó là nếu đã được ADLNET công nhận thì đó là SCORM thực sự còn nếu các tổ chức lấy lý do là ngại cũng ... bó tay. Ai mà hiểu nổi cái ngại ấy cơ chứ. smile

Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Duy Hai Nguyen -

Chao cac anh.

Toi thay moi nguoi cu ban tan nhau mai ve viec SCORM tren moodle hoat Ilias toi thay khong giai quyet duoc van de gi ca. Theo toi ban chat cua SCORM chila viec cac ung dung co gang goi san pham cua minh sao cho cau truc tuan nam trong imanifest.xml va theo mat chuan nhat dinh do ADL dat ra ma thoi. Va viec cac PM  khi dong goi se gap nhieu va de, dac viet la font chu. Vi neu unicode chuan thi XML la lagap van de. Do do truoc khi dong goi la phai convert nen viec nay se co nhieu rui do. Toi thay van de SCORM trong cac LMS chi la phu thoi, tat nhien khong the thieu nhung do khong phai la trong tam cua van de. Cai chinh cua LMS la viec quan ly Course. Than thien, de su dung, bao mat, va ket thua... la van de quan trong hon. Cai ma chung ta can la lam sao LMS tung thich duoc nhieu cac CAS cang tot.  Khi phat trien cac SCORM nhieu nguoi tiep can theo nhung cac khac nhau va cai dat khac nhau, mien la tuong thich voi nhieu sp khac la duoc. Cac anh nen test cu the hon mat chu. Su dung tieng viet va trong noi dung co ca hinh anh, flash tren vao xem the nao?..

(xin loi vi khong co vietkey)

Để phản hồi tới Duy Hai Nguyen

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -

Toi thay moi nguoi cu ban tan nhau mai ve viec SCORM tren moodle hoat Ilias toi thay khong giai quyet duoc van de gi ca.

Nếu nó không quan trọng thì người ta đã không bàn. Vì nếu sau này quyết định sử dụng cái hay hơn thì sao, những bài giảng đã thiết kế có chuyển sang được không, hoặc ít ra là tận dụng được không? SCORM là một chuẩn ELEARNING không phải do chúng ta nghĩ ra, và việc tuân theo nó là một trong các yêu cầu quan trọng của hệ LMS.

Toi thay van de SCORM trong cac LMS chi la phu thoi, tat nhien khong the thieu nhung do khong phai la trong tam cua van de. Cai chinh cua LMS la viec quan ly Course.

Riêng về vấn đề quản lý Course (Course Administration) thì MOODLE được xếp sau ILIAS (xem lại trong bảng so sánh hai hệ thống do Minh Do Hong post lên).

Khi phat trien cac SCORM nhieu nguoi tiep can theo nhung cac khac nhau va cai dat khac nhau, mien la tuong thich voi nhieu sp khac la duoc

Một khi đã hỗ trợ chuẩn cao thì đương nhiên đảm bảo chuẩn thấp. Nếu xuất ra từ những sản phẩm hỗ trợ SCORM 1.2 (hoặc thấp hơn) thì có thể nhập vào ILIAS không có vấn đề gì, còn  với MOODLE ta có thể thấy là nó không hỗ trợ (đầy đủ) SCORM 1.2 do đó phổ các ứng dụng tương thích của nó chắc chắn hẹp hơn, điều này ai cũng biết.

Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Duy Hai Nguyen -

Ở đây tôi không so sánh Moodle và Ilias cái nào hơn cái nào kém. Mỗi cái có những cách tiếp cận khác nhau và phù hợp với từng đối tượng của người sử dụng. Tại sao chúng ta lại dùng opensourse? Bởi vì có tính mở, cộng đồng nhiều và chúng ta có thể phát triển được nó. Nếu dùng opensourse chỉ đơn thuần là sử dụng không thôi mà không hiểu biết sâu sắc vì nó thì không nên. Mình không làm chủ được nó thì đừng nên dùng vì trong opensourse cũng có nhiều lỗ hỗng bảo mật. 

Chúng ta nên nhìn vào thực tế một chút. Hiện nay mọi người chỉ so sánh và bàn cải nhau chỉ trên cở sở một vi dụ test nho nhỏ.  Chúng ta hãy làm thật, làm một  giáo trình điện tử  phục vụ cho một môn học nào đó có nội dung chứa lẫn text(unicode), video, flash, image... sau đó gói SCORM và import vào Moodle hay Ilias xem thế nào?  Bây giờ ta không so sánh moodle tuân theo chuẩn SCORM tốt hay ilias tốt, mà thử xem cái nào phân tích chính sác hơn thôi. Vì bản chất của SCORM là một gói dữ liệu được sắp xếp theo một trật tự nhất định, trật tự đó được cài đặt trong file XML. Khi file xml rất lớn, nhiều level và có unicode,nội dung lẫn các thẻ khác thì nó phân tích chính xác không? Tôi là ngươi làm rất nhiều về xml tôi hiểu điều đó. Việc phân tích bằng gì thì không quan tâm, có thể dùng COM, API service, DOM, Ajax....

Khi gói SCORM lớn >8MB thì liệu Moodle và Alias có import được không? Nếu không được thì phải có giải pháp thế nào? Nếu cái nào còn bị lỗi, còn hạn chế chúng ta nên bàn nhau để giải quyết, cúng ta có code sourse trong tay, tại sao không nghĩ cách để giải quyết nhĩ?

Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Duy Hai Nguyen -

Một khi đã hỗ trợ chuẩn cao thì đương nhiên đảm bảo chuẩn thấp. Nếu xuất ra từ những sản phẩm hỗ trợ SCORM 1.2 (hoặc thấp hơn) thì có thể nhập vào ILIAS không có vấn đề gì, còn  với MOODLE ta có thể thấy là nó không hỗ trợ (đầy đủ) SCORM 1.2 do đó phổ các ứng dụng tương thích của nó chắc chắn hẹp hơn, điều này ai cũng biết.

Điều này nên cẩn thận nhé. Mỗi một phiên bản của SCORM mà ADL đặt ra là khác nhau đấy và vậy không phải cứ tuân theo SCORM 2004 là đương nhiên tuân theo SCORM 1.2 đâu!

Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Vu Hung -

Riêng về vấn đề quản lý Course (Course Administration) thì MOODLE được xếp sau ILIAS (xem lại trong bảng so sánh hai hệ thống do Minh Do Hong post lên).
Nếu như nói trong báo cáo thì xét về tổng thể thì Moodle vấn là số một mà.

Anh nghĩ là đã đến lúc thật sự chúng ta sẽ dừng tranh luận ở đây.  Mỗi người đều ưu thích một hệ thống riêng và các lí do mà người ta yêu thích đều hợp lý. Kết quả là ai cũng muốn bảo vệ đến cùng là cái của mình tốt. Đánh giá khách quan nên dành cho các hãng thứ 3 (Third Parties).

Anh gợi ý là mở ra cộng đồng ILIAS Việt Nam cho những ai yêu thích và muốn sử dụng ILIAS sẽ thảo luận và hỗ trợ tại đó và Tiến là người điều hành. Tại trang đầu tiên của website e-Learning http://el.edu.net.vn anh sẽ giới thiệu và liên kết tới cộng đồng ILIAS.

Cả hai cộng đồng sẽ tồn tại song song và tôn trọng điểm yêu và mạnh của nhau.

Vấn đề anh quan tâm là chúng ta sẽ xây dựng cộng đồng ILIAS ViệtNam như thế nào? Dùng hệ thống nào để xây dựng cộng đồng? Server hosting có thể dùng của khoa Địa lý Đại học sư phạm hoặc dùng con server anh đang vận hành (tuy nhiên, nó không mạnh lắm).

Tiến suy nghĩ xem cách xây dựng như thế nào. Sau đó, phản hồi cho anh và anh sẽ cập nhật vào website e-Learning của Bộ. Cần gì giúp đỡ có thể liên hệ với anh.

Phần mềm hỗ trợ SCORM tốt như ILIAS đáng được dùng lắm chứ.wink Chúc em thành công với ILIAS.

All the best,

Vũ Hùng





Để phản hồi tới Vu Hung

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -

Em thì luôn luôn nghĩ là việc tranh luận như thế này là rất tốn thời gian. Thời gian đó để chúng ta nghiên cứu phát triển các hệ thống cho hoàn thiện còn tốt hơn.

Việc hỗ trợ của anh Hùng là tuyệt vời, em hoan hô anh trên phương diện một người tổ chức. Việc triển khai ILIAS trên máy chủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo (hoặc ít nhất có đường liên kết đến nó) là một bước đi tích cực cho sự phát triển của cộng đồng ILIAS Việt Nam. Việc phát triển của hai cộng đồng có thể sẽ là thước đo sự phát triển ELEARNING và sử dụng elearning mã nguồn mở tại Việt Nam.

Vấn đề anh quan tâm là chúng ta sẽ xây dựng cộng đồng ILIAS ViệtNam như thế nào? Dùng hệ thống nào để xây dựng cộng đồng? Server hosting có thể dùng của khoa Địa lý Đại học sư phạm hoặc dùng con server anh đang vận hành (tuy nhiên, nó không mạnh lắm).

Em khao khát có một máy chủ đủ mạnh để việc triển khai ILIAS không gặp vấn đề về mảng hệ thống (năng lực yếu kém của hệ thống - chip - bandwidth có thể sẽ dẫn đến việc người sử dụng đánh giá thấp một sản phẩm tốt). Nếu anh cho phép em cài lên con server của anh thì là tốt nhất, vì chỗ em thì line không rộng lắm (mà máy chủ cũng thường thường). Anh cho em xin quyền FTP vào một thư mục của anh, em sẽ FTP cả PHP của em lên đó và IIS (Apache) sẽ sử dụng PHP của em để chạy cho em tiện cấu hình (vì ILIAS cần thêm một số thư viện so với MOODLE). Hy vọng là PHP của anh không bị dính chết vào một thư mục cụ thểsmile.

Tiến suy nghĩ xem cách xây dựng như thế nào. Sau đó, phản hồi cho anh và anh sẽ cập nhật vào website e-Learning của Bộ. Cần gì giúp đỡ có thể liên hệ với anh.

Phần mềm hỗ trợ
SCORM tốt như ILIAS đáng được dùng lắm chứ.wink Chúc em thành công với ILIAS.

Việc này em đã mong từ lâu lắm rồi mà chưa được, em sẽ gửi cho anh một bản mô hình triển khai trang web http://el.edu.net.vn/ilias. Em dự kiến nó sẽ bao gồm nhiều phần trong đó có cả phần mẫu cài đặt, thử nghiệm, diễn đàn trao đổi, và ... em nghĩ xong sẽ email cho anh ngay.

Cảm ơn anh nhiều về sự hợp tác.smile

Để phản hồi tới Vu Hung

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Duy Hai Nguyen -

Em cũng đồng ý với ý kiến của anh Hùng. Chúng ta nên mở một cộng đồng Ilias như vậy để tất cả mọi người cùng trao đổi mang tính xây dựng cộng đồng mã nguồn mở thì hay hơn. Và cái gì hay chúng ta cần học hỏi, cái gì chưa được chúng ta cần bắt tay để khắc phục nó. Có như vậy thì LMS opensourse ở VN mới có thể phát triển tốt được!

Để phản hồi tới Vu Hung

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -

Đây là những dự kiến sơ bộ của em về hệ thống sẽ triển khai:

Cổng thông tin cho cộng đồng ILIAS Việt Nam, bao gồm những ý chính:

1. Tin tức về ILIAS, về Elearning nói chung

2. Download (bản gốc và gói Tiếng Việt),

3. Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ILIAS

4. Diễn đàn trao đổi về cách thức sử dụng ILIAS sao cho hiệu quả nhất, các tính năng cần có của ILIAS và của các hệ thống khác.

Trước mắt thì như thế này đã, qua quá trình sử dụng em sẽ tiếp tục bổ sung thêm vào.

Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Vu Hung -
Chào Tiến,
Anh thấy cũng tạm ổn về cấu trúc của site rồi đó. Em định dùng phần mềm nào để xây dựng cộng đồng?
Để phản hồi tới Vu Hung

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -

Chức năng diễn đàn của ILIAS chưa mạnh (như MOODLE) nên em không định dùng chức năng đó của ILIAS để xây dựng cộng đồng smile, mà sẽ sử dụng phpBB thôi, cho nó đảm bảo nhiều tính năng.

Trước mắt em sẽ khai thác PHPNuke để xây dựng cổng này, bản Việt hóa của nó chưa hoàn chỉnh lắm cho nên em bổ sung thêm chút nữa. Anh cho em các thông tin FTP, Username, Password của MySQL (anh tạo riêng cho em một user có khả năng tạo các database ấy, vì như thế em mới chủ động được (hic hic bắt máy chủ của anh vác nặng).

Và thêm nữa anh cho em cái địa chỉ thực của FTP mà em sẽ FTP vào nhé, với lại cái đường dẫn của thư mục java, + anh cài thêm lên đó cái Image Magick Convert có được không ??? smile Hơi nhiều xin một lần đủ thứ.

Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Minh Do Hong -
Dùng cái này hay hơn, nhẹ nhàng, ổn định, bảo mật, hỗ trợ đầy đủ rồi, không chỉ có tiếng việt mà còn có bộ gõ nữa, có vấn đề gì thì đã có cộng đồng mã nguồn mở việt nam hỗ trợ:

http://forum.vnoss.org/pub/punbb-vi-1.2.10.tar.gz
Để phản hồi tới Minh Do Hong

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -

Cảm ơn vì đã gợi ý. T đang định triển khai cổng thông tin chứ không chỉ có diễn đàn do đó chắc cần một cái như PHPNuke hoặc là MAMBO-JOOMLA để xây dựng. smile. Mong sự có mặt của M trong diễn đàn đó.

Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Duy Hai Nguyen -
Mr Tiến cho cái User chẳng có quyền hạn gì cả, chỉ có view không thì làm được gì? Anh hãy cấp cho nó một chút ít quyền đi, ít nhất cũng edit được course trên đó chứ. thanks!
Để phản hồi tới Duy Hai Nguyen

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -

Anh chỉ cho quyền của group đó được làm việc trong category Thử nghiệm hệ thống thôi. Em vào phần Kho kiến thức => Thử nghiệm hệ thống nhé.

Thanks for visiting.

Để phản hồi tới Vu Hung

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Cao Van Khanh -
Như vậy có thể kết luận tool của ADL để test các courceware có mục lục tiếng Việt theo chuẩn Unicode là không hợp lý?
Vậy biết trông chờ vào đâu buồn
Để phản hồi tới Cao Van Khanh

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Vu Hung -
Vậy thì trông chờ vào các công cụ như ILIAS hoặc Moodle vậy cười.
Để phản hồi tới Vu Hung

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đinh Lư Giang -
Ý anh Hùng rất đúng.
Thật ra tôi không chuyên về elearning, nhưng tôi có một suy nghĩ rất đơn giản: cái gì tiện, cho nhiều chức năng, kinh tế là tốt.

Thật ra SCORM là gì? chuẩn gì? có biết bao nhiêu là chuẩn khác. Ở HQ, nơi tôi đang công tác, họ không coi SCORM là gì cả. Một phòng elearning của họ gần 20 chuyên viên, nguyên một toà nhà. Họ sử dụng Flash và các chương trình thương mại tự viết khác. Nên nhớ HQ đang rất muốn cạnh tranh với Nhật về phương diện elearning và hình như họ đã thắng.

Theo tôi, cứ ALIAS hay Moodle là được. Có công cụ mà không có nội dung cũng như một anh quét rác ở New York, nói tiếng Anh như gió mà có bao giờ được đi dạy tiếng Anh đâu?

Suy nghĩ sao nói vậy thôi.
Thân ái.
Giang


Để phản hồi tới Đinh Lư Giang

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -

Anh nói rất chính xác về điểm "cái gì tiện, cho nhiều chức năng, kinh tế là tốt". Và kinh nghiệm anh nêu ra về Hàn Quốc, nơi anh đang công tác rất hay để tham khảo.

Việc sử dụng Flash để xây dựng bài giảng luôn là một hướng quan trọng ngay cả ở Việt Nam (và đặc biệt Macromedia Flash cũng đảm bảo chuẩn SCORM 2004). Do đó có thể thấy rằng các sản phẩm có tính thương mại thường đáp ứng tốt các chuẩn. Điều này thể hiện giá trị của các chuẩn (người ta sẽ không đầu tư tiền nghiên cứu xây dựng chỉ để mang thêm cái danh hợp chuẩn). Việc một sản phẩm tương thích SCORM nghĩa là nó có thể sử dụng lại trên một nền hệ thống khác (bài giảng + bài kiểm tra + điểm + ...).

Thế theo anh tại sao lại là ILIAS hoặc MOODLE, mà không phải là các phần mềm nguồn mở khác (Sakai, Dokeos, Atutor, ...)? Việc so sánh các tính năng giữa các phần mềm rất quan trọng, vì qua đó có thể giúp chúng ta nhận thức rõ hơn giá trị của những thứ chúng ta đã biết (và chưa biết), cuối cùng quyết định sử dụng công cụ nào để tạo nội dung và phân phát bài giảng cũng như các thành phần kiến thức khác.

Có công cụ mà không có nội dung cũng như một anh quét rác ở New York, nói tiếng Anh như gió mà có bao giờ được đi dạy tiếng Anh đâu

Đúng là như vậy, và nếu anh có thể gửi cho chúng em một đoạn nội dung bài giảng của anh chỉ để nhằm mục đích demo thì chúng em xin cảm ơn anh nhiều nhiều.

Cảm ơn anh vì những đóng góp chân tình.

Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Vu Hung -
Thực ra còn nhiều chuẩn khác rất quan trọng, không hề thua kém SCORM ví dụ IMS Learning Design. Lí do SCORM được dùng phổ biến hôm này có phần đóng góp quan trọng của Bộ Quốc Phòng Mỹ, hỗ trợ hình như là 8 triệu USD trong việc marketing và promote. IMS Learning Design rộng hơn cả SCORM, có thể gộp SCORM bên trong. Tuy nhiên, thế giới cũng chưa để ý lắm trừ một số nước phát triển như Hà Lan, Anh, Úc...

Việc so sánh các phần mềm thì rất khó, đặc biệt là khi chúng ta còn ít kinh nghiệm trong việc triển khai và đánh giá e-Learning. Nếu muốn có đánh giá chính xác và toàn diện nên tham khảo các đánh giá đáng tin cậy của nước ngoài.

Tất nhiên, mỗi phần mềm sẽ có một ưu thế riêng của mình.

Have a nice weekend, everybody!wink
Để phản hồi tới Vu Hung

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -

Thực ra em thấy anh Giang có vẻ hơi coi thường các chuẩn quá thôi. Chứ còn nói về chuẩn thì chắc là mình cũng chưa đủ tầm hiểu biết còn kinh nghiệm thì đã có mấy người có nhiều đâu vì ELEARNING cũng là một khái niệm tương đối mới mà.

Riêng về chuẩn, em còn rất ưa thích chuẩn gì mà nó có liên quan đến vấn đề Accessibility nữa cơ. Kiểu như xây bến xe buýt cho người tàn tật lên được ấy.

IMS và SCORM hiện nay đang là 2 chuẩn mốt nhất (SCORM 2004 có chứa một số phần - cũng khá nhiều của IMS) nhưng em cũng chưa nghiên cứu kỹ. Có thể nói việc đạt cả hai chuẩn này mới chỉ hạn chế ở các phần mềm thương mại. Các phần mềm nguồn mở của chúng ta vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn các chuẩn này.

Điều đáng nói là tư duy soạn bài giảng của chúng ta vẫn chưa thể thay đổi. Đây là một bài giảng Ngôn ngữ - Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội.

http://elearningdialy.dyndns.org/ilias3/goto.php?target=pg_444&client_id=nguvan

Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đinh Lư Giang -
Bạn Tiến Đỗ Xuân thân mến.

Cám ơn những trao đổi của bạn.

Mình không hiểu nhiều về các chuẩn, vì vậy không phải coi thường mà là còn ở xa quá. Dân ngôn ngữ, ngoại ngữ mà.

Tuy nhiên, mình đã trao đổi nhiều với một GS, làm trưởng phòng elearning của Trường. Mình nhớ như in và nguyên văn câu này:

"Tài nguyên elearning là tài sản quốc gia (national wealth), cũng là tài sản của mỗi cá nhân. Hiện nay, các nước tiên tiến như Mỹ, Úc, Nhật, Hàn ... đang xây dựng các chuẩn khác nhau và cạnh tranh rất gay gắt. Ai cũng muốn chuẩn của mình được sử dụng. Nếu chuẩn của họ được sử dụng, thì coi như họ thắng."
Mình không phải là chuyên viên elearning, nên không hiểu hết hàm ý của câu nói trên. Nhưng xét về góc độ của Việt Nam, một nước nghèo, quản lý tập trung nhưng thật ra nội lực phân tán, chúng ta không thể tự xây dựng chuẩn riêng được. Như vậy chỉ còn giải pháp mã nguồn mở mà một số chuẩn nào theo kiểu "tiện, kinh tế".

Mình rất tâm đắc câu "xây bến xe buýt cho người tàn tật." Nếu như mình hiểu, thì câu này nói về đặc điểm của một chuẩn cần phải dễ sử dụng. Vn ít người tàn tật, nhưng những hiệu trưởng các ĐH hiện nay biết cầm chuột và gửi email - theo mình đoán - là không nhiều. Có GV đại học còn chưa có địa chỉ email. Mình vào diễn đàn Moodle VN, mà thấy các chuyên gia còn kêu cứu tùm lum chuyện Reload ...., vậy dân tay ngang như mình làm sao với tới cái chuẩn.
Mình đã liên hệ với phòng EL xin một demo của họ, và đang chờ. Nếu có, mình đưa lên ngay cho mọi người tham khảo.

Như vậy, theo ý riêng của mình, elearning Vn cần đi theo các hướng:

1. Sử dụng các mã nguồn mở KHÁC NHAU, bởi mỗi cái có thế mạnh riêng
2. Cứ để thời gian cho những cái không chuẩn nó sống, cho đến khi chúng ta hiểu và cảm thấy cần chuẩn.
3. "Xây bến xe buýt cho người tàn tật"
4. Thay đổi tư duy từ "bài giảng giấy" (tuyến tính, một chiều) sang "bài giảng điện tử" (đa chiều)

Thân ái
Giang
Mọi người góp ý hộ cho cua học ngoại ngữ này với nhé:
http://courses.evietnamese.net/course/view.php?id=14
Trang này lên được cũng nhờ anh Hùng giúp đỡ nhiều lần trên các diễn đàn.


Để phản hồi tới Đinh Lư Giang

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Vu Hung -
Tôi đồng ý với anh Giang là hiện nay bài giảng của chúng ta hiện nay có quá ít. Chuẩn sẽ là bước tiếp theo khi số bài giảng đã có nhiều, cần có sự trao đổi giữa các trường và cơ sở ở Việt Nam.

Do đó, bây giờ chúng ta cần khuyến khích các giáo viên phát triển bài giảng bằng cách cung cấp cho họ công cụ soạn bài dễ dùng.

Chúng ta tính đến vấn đề chuẩn tức là chúng ta đã chuẩn bị cho một tương lai gần.


Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Vu Hung -
IMS và SCORM hiện nay đang là 2 chuẩn mốt nhất (SCORM 2004 có chứa một số phần - cũng khá nhiều của IMS) nhưng em cũng chưa nghiên cứu kỹ.
Anh muốn nói thêm một chút là IMS là một tổ chức bao gồm nhiều thành viên là các công ty và trường đại học lớn như Microsoft, BlackBoard, Cisco. Đa số các chuẩn/đặc tả e-Learning hiện nay đều do IMS đưa ra. Cụ thể là trong SCORM chúng ta thấy IMS Metadata, IMS Content Packaging, IMS Simple Sequencing.
Do đó nói một cách chính xác, IMS là một tổ chức đưa ra nhiều chuẩn/đặc tả. Trong kiến thức cơ bản của e-Learing tại http://el.edu.net.vn anh đã viết khá kĩ.


Thân ái!

Để phản hồi tới Vu Hung

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -

Sorry, ý em là IMS + ...  Với Việt Nam, việc sử dụng cùng lúc quá nhiều phần mềm chưa chắc là tốt. Theo ý em có lẽ chỉ nên chọn lựa một số cái thật điển hình thôi, kiểu như những cái anh Hùng đã giới thiệu ấy.

Với mỗi hệ thống điển hình đó cần tìm những người có chuyên môn, đảm bảo giải quyết được vấn đề kỹ thuật (hỗ trợ cài đặt hay là tương tự, giải quyết các lỗi trong tầm tay, ...), đồng thời đã có những nghiên cứu bước đầu về hệ thống, để xây dựng một hệ thống DEMO, xây dựng cổng thông tin - diễn đàn trao đổi, trợ giúp cho giáo viên - giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung học trong cả nước (như hiện nay MOODLE Việt Nam đang thực hiện rất tốt).

Qua quá trình triển khai các hệ thống chúng ta có thể sẽ đo đếm được mức độ phù hợp của chúng đối với môi trường, mức độ Elearning hiện tại ở Việt Nam (và dễ sử dụng có thể chỉ là một yêu cầu ở bước đầu triển khai, với trình độ cơ sở).

Chuẩn cho phần mềm kiến tạo là tốt nhưng chưa đủ, cái cần là xây dựng chuẩn cho bài giảng. Kiểu "xây bến xe buýt cho người tàn tật" mà em nói cũng là một chuẩn ta cần yêu cầu đối với bài giảng, kiểu như bài giảng phải có âm thanh tương ứng với văn bản (cho người mù) hoặc ít ra nó phải tương thích với một phần mềm Screen Reader nào đó giúp cho người mù có thể học. Đó chỉ là một trong những ý tưởng nhỏ của việc xây dựng bài giảng có thể truy cập.

Cuối cùng, việc triển khai những phần mềm elearning có nhiều ý nghĩa (đã được nêu khá đầy đủ ở phần Tổng quan tại trang http://el.edu.net.vn) không nhất thiết là nhằm vào đối tượng sinh viên (mà chúng ta đang giảng dạy).

Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Du Nguyen Tien -

Chào Tiến,

Điều đáng nói là tư duy soạn bài giảng của chúng ta vẫn chưa thể thay đổi. Đây là một bài giảng Ngôn ngữ - Khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội

Mình đánh giá bài giảng này khá tốt, được trình bày theo mục lục giúp sinh viên, cũng như người đọc dễ dàng kiểm soát trình tự và nội dung bài giảng. Vậy Tiến có thể nêu lên điểm chưa tốt của bài giảng này không? cụ thể càng tốt nhé. Cảm ơn.

Tiến Dũ

Để phản hồi tới Du Nguyen Tien

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -

Trái lại, đó là một bài giảng ví dụ của việc thể hiện tư tưởng Accessibility. Đầu tiên các cán bộ giảng dạy của Khoa Ngữ văn không biết làm sao để bài giảng có thể trở nên sinh động hơn và dễ tiếp cận với người học hơn, song với sự tư vấn của T. thì mọi thứ đã có vẻ suôn sẻ hơn. Việc đưa bài giảng đó lên một phần là để chứng minh những môn học xã hội cũng có thể vận dụng tốt trên Elearning ILIAS.  

Công cụ nhiều khi chưa phải là vấn đề chính, quan trọng là sử dụng nó như thế nào! Do đó việc hỗ trợ của những người có kinh nghiệm là rất cần thiết.

Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Du Nguyen Tien -

Chào Tiến,

Cho mình hỏi là Tiến dùng công cụ gì để tạo bài giảng vậy, mình thích nút Next và Previous chứa tiêu đề của mục tiếp theo giúp cho người đọc dễ kiểm soát. TIến có thể bật mí?. Cảm ơn

Tiến Dũ

Để phản hồi tới Du Nguyen Tien

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -

Em dùng chính ILIAS (thực ra thì không phải em mà là em hướng dẫn cho cán bộ khoa Ngữ văn) để thiết kế đó anh ạ. Phần mềm này có một công cụ soạn bài giảng (built-in), làm việc thì cũng tương đối lâu (vì khối lượng kiến thức cũng nhiều) nhưng kết quả thì sử dụng rất ổn.

Để phản hồi tới Đỗ Xuân Tiến

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Du Nguyen Tien -

Chào Tiến,

Trước đây mình cũng có thời gian tiếp cận với Ilias, trường mình có được tiếp xúc với 2 giáo sư người Đức và tiến sĩ Hoà (là người việt hoá cho Ilias đầu tiên đấy) ở Hà Nội vào để hướng dẫn cài đặt Ilias nhưng lúc đó mình cảm thấy Ilias không phù hợp tại vì nó chỉ cài trên Linux chứ không cài được trên Windows và thực ra thì giao diện của nó không thân thiện bằng Moodle nên mình đã không đi sâu mà chỉ cưởi ngựa xem hoa cười nên bây giờ thấy hơi tiếc..mixed. Cái công cụ mà Tiến nói đó có thể trích ra và chạy đơn được không hay có thể install vào Moodle vào thành 1 module mới được không?

Tiến Dũ

Để phản hồi tới Du Nguyen Tien

Trả lời: Bây giờ thì Moodle đã hiển thị đúng Unicode như ILIAS rồi!

Bởi Đỗ Xuân Tiến -

Trước đây mình cũng có thời gian tiếp cận với Ilias, trường mình có được tiếp xúc với 2 giáo sư người Đức và tiến sĩ Hoà (là người việt hoá cho Ilias đầu tiên đấy) ở Hà Nội vào để hướng dẫn cài đặt Ilias nhưng lúc đó mình cảm thấy Ilias không phù hợp tại vì nó chỉ cài trên Linux chứ không cài được trên Windows và thực ra thì giao diện của nó không thân thiện bằng Moodle nên mình đã không đi sâu mà chỉ cưởi ngựa xem hoa Mỉm cười nên bây giờ thấy hơi tiếc..mixed. .

Bây giờ thì nó đã cài đặt được trên WINDOWS và giao diện cũng đã khá thân thiện nếu so với trước đó. Cộng với nhiều tính năng vượt trội em nghĩ ILIAS có thể cạnh tranh được với MOODLE. Ngoài ra nếu chỉ mất vài ngày để hoàn toàn thành thạo ILIAS thì em nghĩ vấn đề thân thiện ở đây không đáng lo.

Cái công cụ mà Tiến nói đó có thể trích ra và chạy đơn được không hay có thể install vào Moodle vào thành 1 module mới được không?

Đó là phần ILIAS Learning Module Editor + Viewer, hai công cụ này nhuần nhuyễn với nhau tốt nhất là trên nền ILIAS. Nếu anh muốn vẫn có thể tạo bài giảng trên ILIAS xong xuất ra dùng trên MOODLE dưới dạng HTML (kết quả xem được cũng y xì) hoặc SCORM (hỗ trợ xuất SCORM 1.2) tương tự. Còn đứng trên phương diện sử dụng để đào tạo bậc Đại học và Sau Đại học em nghiêng về ILIAS (với phổ thông có lẽ em lại ủng hộ MOODLE).

Cuối cùng em muốn nói, em biết đến ILIAS lần đầu cũng là năm 2004. Chưa phải là lâu nhưng em nghĩ ILIAS đã có rất nhiều tiến bộ và biết lắng nghe người sử dụng. Những yêu cầu nào hợp lý đều được triển khai. Nếu anh là một người có nhiều duyên nợ với ILIAS thì hãy cổ vũ cho Cộng đồng ILIAS Việt Nam nhé. Cảm ơn anh nhiều.